Hội đồng nhân tỉnh tỉnh Trà Vinh vừa thống nhất thông qua Nghị quyết về thực hiện chính sách hỗ trợ cho Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất 100 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao trở lên.
Trong những năm qua, xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chú trọng phát triển diện tích cây chè gắn với việc xây dựng thương hiệu chè xanh đặc sản. Cách làm này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Vào thời điểm mùa Xuân, khi dứt những cơn mưa, trời hửng nắng ấm, người dân của huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại tất bật đi hái lộc rừng. Lộc của rừng mùa này là những cây chít đót hoa nở trắng tinh.
Bộ Công Thương cho biết, để không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá trong dịp Tết Nguyên đán 2021, ngoài việc chuẩn bị nguồn nguồn cung hàng hóa thiết yếu với lượng tăng trung bình từ 7 - 22% so với năm ngoái, các doanh nghiệp phân phối cũng xây dựng chương trình khuyến mại, kế hoạch bán hàng online nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh nhất cho người tiêu dùng.
Hội chợ OCOP Tuyên Quang 2021 và công bố chỉ dẫn địa lý cam sành Hàm Yên do UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức vừa diễn ra đường Tân Trào, thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang).
Giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng đột biến, cũng là dịp các loại thực phẩm tự làm (handmade) vào mùa. Ða dạng về chủng loại, tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… là những vấn đề người dân cần quan tâm khi sử dụng các sản phẩm này.
Những ngày tiết trời se sắt lạnh, chúng tôi về thăm xứ sở bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), nơi có những vườn bưởi chín vàng, trĩu quả bên dòng sông Lô hiền hòa, xanh thẳm. Vùng đất này từ xa xưa đến nay được mệnh danh là “lãnh địa” của giống bưởi quý, đặc sản của vùng Đất Tổ...
Xã Sông Xoài được xem là “thủ phủ” trồng bưởi da xanh của của thị xã Phú Mỹ cũng như của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, năm nay cả sản lượng và chất lượng bưởi da xanh của địa phương đều bị giảm mạnh. Bước vào đợt cao điểm chuẩn bị phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhiều hộ trồng bưởi ở Sông Xoài không khỏi lo lắng trước nguy cơ thất thu.
Với chủ đề “Kết nối giá trị nông sản Việt”, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 20 - AgroViet 2020 đã khai mạc sáng nay (3/12) tại khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, Hà Nội.
TP. Cần Thơ có tổng diện tích trồng cây ăn trái gần 20.000ha. Nhiều năm qua, địa phương đã hình thành được nhiều vùng trồng cây ăn trái tập trung sản xuất theo hướng chất lượng cao và bảo đảm an toàn thực phẩm khi bán ra thị trường. Từ cách làm này, đã giúp cho nhiều nông dân và HTX sản xuất trái cây trên địa bàn thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
Tối 27/11, tại khu vực Tượng đài vua Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” với các hoạt động giao lưu văn hóa du lịch; giới thiệu các sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng
Phiên chợ nông sản an toàn thực phẩm năm 2020 tại Đà Lạt, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã với hơn 30 gian hàng có các sản phẩm đã được công nhận xếp hạng OCOP.
Chú trọng phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung, khuyến khích người nông dân đầu tư khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng, từ đó xây dựng thành công thương hiệu và giải quyết được bài toán đầu ra… nông nghiệp hàng hóa đang tạo ra những thay đổi đột phá cho tỉnh Tuyên Quang.
Mang đặc trưng văn hóa địa phương, những sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đang dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ sản phẩm OCOP Việt Nam. Quan trọng hơn cả, sản phẩm OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, vùng đồng bào DTTS, tiếp sức tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới.
Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) lần thứ V, năm 2020 do UBND huyện Lục Ngạn tổ chức cuối tháng 11/2020 vừa qua, đã trở thành một ngày hội kinh tế - văn hóa - du lịch đặc sắc của huyện Lục Ngạn, tạo được ấn tượng và sức hút ngày càng lớn đối với du khách.
Cùng với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sóc Trăng đã khai thác tiềm năng, thế mạnh để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trở thành 1 trong 10 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Đến nay chương trình đã lan tỏa rộng khắp, qua đó góp phần tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tận dụng lợi thế của vùng đất có loại cây thốt nốt để chế biến đường, cô gái dân tộc Khmer Chau Ngọc Dịu (SN 1982) đã nghiên cứu, tìm tòi, lập kế hoạch, quyết tâm đưa đặc sản đường thốt nốt quê nhà vượt “lũy tre làng” đến với người tiêu dùng trên địa bàn cả nước, đồng thời hướng đến xuất khẩu ở thị trường châu Âu.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình đã lan rộng tới nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm OCOP chưa có chỗ đứng trên thị trường, khó tiêu thụ...
Trái cây, rau củ, dược liệu, đồ uống, đồ ăn, sản phẩm dệt may… Tất cả những sản phẩm đặc trưng nổi bật của tỉnh Hà Giang đã được hội tụ tại Triển lãm các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII vừa qua. Đến đây, chúng tôi thấy được sức hút của các sản phẩm vùng cao đối với người dân trong và ngoài nước.
Ngày 30/10, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Công ty CP kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập - một cột mốc quan trọng, ghi dấu chặng đường hình thành và phát triển của một thương hiệu nông nghiệp.