Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ngày 28/1 các tỉnh Bắc Bộ có mưa nhỏ, trời rét với nhiệt độ thấp nhất 12-15 độ, vùng núi cao dưới 5 độ.
Dự báo thời tiết 27/1, ban ngày các tỉnh Bắc Bộ hửng nắng ấm. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, đêm 27/1 và ngày 28/1, khu vực Hà Nội có mưa, mưa nhỏ; từ ngày 28/1, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13 - 15 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày đầu tiên diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (25/2): các tỉnh miền Bắc sáng có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết các tỉnh miền Bắc ngày 2/1 sáng sớm có sương mù, đến trưa chiều trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 25 độ.
Ngày 23/1, miền Bắc có nắng, rét về đêm và sáng trong khi ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể xảy ra mưa rào và dông ở một vài nơi.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia ngày 22/1, khu vực Bắc bộ có nền nhiệt giảm mạnh do ảnh hưởng từ không khí lạnh từ phía Bắc.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 7-10 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí lúc 1 giờ sáng 21/1 ở khoảng 9,5-10,5 độ Vĩ Bắc; 117,5-118,5 độ Kinh Đông nên khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Chất lượng không khí của Hà Nội ngày hôm nay tiếp tục đi xuống với chỉ số AQI 184, có nơi còn sắp chạm ngưỡng màu tím (rất xấu).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, sáng 20/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh, nên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 2-4 m. Từ chiều 20/1, gió giảm dần. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 1.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam sẽ ảnh hưởng đến vùng núi phía Bắc của Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ.
Hôm nay (15/1), không khí lạnh suy yếu khiến thời tiết ấm hơn trên cả nước, trước khi đón tiếp đợt không khí lạnh mạnh nữa đêm mai.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 9/1, không khí lạnh mạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết Nam Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh.
Ước tính năm 2020, tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14,6 triệu ha và tỷ lệ che phủ rừng là 42%.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 1/2021, không khí lạnh hoạt động mạnh nên xuất hiện nhiều ngày rét kéo dài.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp đang là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững của nước ta. Để ‘biến nguy thành cơ” thì một trong những yêu cầu cấp bách là đưa nội dung phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT – Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT để rõ hơn vấn đề này.
Cùng với tiến trình phát triển chung của cả nước, tốc độ đô thị hóa ở khu vực miền núi đang diễn ra khá nhanh. Đây là xu thế tất yếu, nhưng do phát triển “nóng” cùng với đó là tình trạng “mạnh ai nấy làm” nên quá trình đô thị hóa đang khiến khu vực miền núi trở nên chông chênh hơn trước thiên tai.
Những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lạc Dương đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch nên việc phát triển quá "nóng" diện tích nhà kính cũng đang tác động tiêu cực tới môi trường.
Ngày 21/12, tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương và Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác PCTT và xây dựng NTM. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo một số cơ quan Trung ương, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh duyên hải miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng.
Phòng chống thiên tai (PCTT), là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Để PCTT một cách hiệu quả, cùng với các biện pháp cụ thể ứng phó, thì phải có chiến lược mang tầm vĩ mô, bảo đảm khả năng phòng ngừa, giảm thiểu thiểu thiệt hại. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xung quanh nội dung này.
Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” năm 2020 và dự thảo Kế hoạch thực hiện năm 2021. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và 7 tỉnh ven biển đã tổ chức ngày 17/12 vừa qua.